CÙ LAO GIÊNG

Giữa một vùng cù lao khuất nẻo bên bờ sông Tiền, Cù Lao Giêng lại xuất hiện một tòa thánh đường đầu tiên của xứ Nam Kỳ được xây dựng theo kiểu Tây phương giữa một vùng sông nước, không khỏi làm người ta ngỡ ngàng. Càng ngỡ ngàng hơn khi tòa thánh đường này được xây dựng trước Nhà thờ Đức Bà – Sài Gòn đến tận 13 năm
Xem Thêm Kinh Nghiệm Du Lịch Miền Tây Tự Túc
 

KINH NGHIỆM ĐI CÙ LAO GIÊNG

Kinh phí chuyến đi cù lao giêng từ 270k - 620k:
Với kinh phí là 620.000 cho chuyến đi 2N1Đ từ Sài Gòn- Long Xuyên. Khởi hành tối thứ sáu về lại Sài Gòn vào chủ nhật.
Vé xe khứ hồi: 320.000/ người.
Thuê nhà nghỉ: 180.000/ đêm/ máy lạnh.
Thuê xe máy: 120.000/ ngày.
Vé tham quan cù lao giêng: MIỄN PHÍ
Ăn uống: tuỳ vào cơ địa, tâm trạng, túi tiền mỗi người.
Nếu đi bằng honda thì tiết kiệm hơn là 270.000, chỉ tốn tiền đổ xăng cho đoạn đường 250km, một đêm thuê trọ, chi tiêu ăn uống.
Tiền xăng xe: 90.000( xe tay ga nha, xe số còn rẻ nữa)
Thuê nhà nghỉ: 180.000/ đêm/ máy lạnh.
Vé tham quan: MIỄN PHÍ
Ăn uống: tuỳ vào cơ địa, tâm trạng, túi tiền mỗi người.
Gợi ý nho nhỏ:
Sau khi tham quan Cù Lao Giêng xong, hãy ở lại thành phố Long Xuyên một đêm để sáng hôm sau khám phá chợ nổi Long Xuyên.
Buổi tối, hãy đến quán cà phê Lang Thang An Giang, đây là đại bản doanh của page Langthangangiang đấy. Các bạn ở xa thường đến đây gặp admin của page giao lưu, chia sẻ lịch trình khám phá An Giang, để được gợi ý thêm nhiều địa điểm hấp dẫn khác bởi chính những thổ địa nơi đây.
Sáng hôm sau, có thể cùng nhóm Langthangangiang làm chuyến khám phá chợ nổi Long Xuyên, hên xui trong chuyến đi gặp được mấy bạn photo đỉnh của nhóm chụp cho bộ ảnh sương sương thì hình về nhà up cả tháng mới hết.
Với những bạn nào đi phượt bằng xe máy. Nếu còn sớm, có thể chạy về thành phố Châu Đốc đoạn đường 40km nửa, tối ngủ lại Châu Đốc để sáng hôm sau khám phá tại đây.
 

THÁNH ĐƯỜNG CÙ LAO GIÊNG

Cù lao Giêng từng được mệnh danh là đệ nhất cù lao, đây là nơi tọa lạc hệ thống tu viện kiến trúc cổ và các địa điểm văn hoá tâm linh khác như
Để tiết kiệm thời gian cho việc di chuyển các bạn nên đi theo thứ tự các điểm sau:
Nhà thờ Cồn Phước - chùa Đạo Nằm - Thánh đường Cù Lao Giêng - Tu viện Phanxico - Tu viện Chúa Quan Phòng - Chùa Phước Thành - Chùa Bà Vú
Vị trí:
Từ thành phố Long Xuyên, qua phà An Hòa đến thị trấn Mỹ Luông.
Qua cầu Tấn Mỹ, theo con đường làng vùng Cù Lao Giêng, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng tòa thánh đường Cù Lao Giêng với lối kiến trúc theo kiểu Pháp được xếp vào loại bậc nhất miền Nam.
Có lẽ, đây là niềm tự hào lớn nhất của người dân vùng cù lao, vì toà thánh đường mang một giá trị tinh thần về thời gian hết sức to lớn.
Được khởi công xây dựng từ năm 1875 đến năm 1887 mới hoàn thành chỉ sau nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn vài tháng. Hiện tại, nhà thờ Đức Bà- Sài Gòn đang trong quá trình trùng tu, thì Thánh đường Cù Lao Giêng vẫn còn nguyên vẹn đến ngày hôm nay.
Quá trình xây dựng:
Theo dòng chảy lịch sử của sông Tiền, đây là ngôi nhà thờ đầu tiên của miền Tây Nam Bộ tính từ hạ lưu sông Mê Kông.
Người khởi xướng xây ngôi thánh đường là Linh mục Augustinus - Baptista Gazignol, thường gọi là Cha Nho. Đa phần vật liệu xây dựng, các pho tượng thờ, cùng những người “thợ cái” là những kỹ sư, kiến trúc sư, đều được đưa từ Pháp xa xôi sang.
Để việc xây dựng đỡ tốn kém, cha Gazignol đã lập một lò gạch ở phía sau nhà thờ và thuê thợ Quảng Đông đến đúc gạch. Khi gạch ra lò thì chỉ lựa chọn những viên gạch tốt nhất dùng cho việc xây dựng nhà thờ.
Tổng thời gian hoàn thiện toà thánh đường là 12 năm:
10 năm hoàn thành những phần cơ bản
2 năm cho khâu trang trí do Cha Đậu người Việt Nam đảm nhiệm các phần việc như: hoa văn nhà thờ, bàn thờ, toà giảng, đắp tượng....
Không gian kiến trúc
Thánh đường được thiết kế theo phong cách kiến trúc Romane, pha trộn nét kiến trúc Gothic tạo nên một công trình mang dáng dấp cổ điển, nguy nga, nhưng hài hòa và tao nhã với nhiều đường nét hoa văn chạm trổ công phu, tinh xảo.
Khi bước qua khỏi cánh cửa lớn làm bằng gỗ, sẽ thấy ngay mái vòm cao vút hình bán nguyệt cao vút với những đường viền hoa văn rất đẹp.
Bên trong thánh đường có ba căn, căn chính rộng 8m, hai căn phụ mỗi căn rộng 4m.
Hai bên là những hàng cột uy nghi, sang trọng, vững chãi liên kết cùng các ô cửa, vòm gió và các tháp nhọn nhỏ hình khối đa giác, kết hợp cùng các cửa giả hình chữ U ngược, tạo nét đẹp rất kỳ bí, độc đáo. Tạo cho người ta có cảm giác như đang bước vào không gian cổ xưa của châu Âu.
Chánh điện thờ tượng Đức mẹ Vô nhiễm Nguyên tội cao khoảng 2m, được đúc và mang từ Pháp sang, đến nay vẫn còn nguyên vẹn chất liệu và màu sắc. Thánh đường Cù Lao Giêng là một trong số rất ít thánh đường ở Việt Nam đặt tượng Đức Mẹ ngay giữa gian cung thánh.
Tường vách của thánh đường được xây dựng từ loại gạch đặc ruột, bản to và chắc chắn cùng với các chất kết dính như hồ ô dướt và phụ liệu, tạo nên những mảng tường dày cách âm và cách nhiệt tốt từ bên ngoài nên bên trong thánh đường luôn thoáng mát.
Phía trước thánh đường là tháp chuông cao 35m, trong tháp chuông có hai quả chuông đồng đúc tại Pháp. Quả chuông 0,8 m được đúc ở thành phố Marseilie của nước Pháp có niên đại trên 100 năm. Đây là món lễ vậy do gia đình ông Phaolo Lê Văn Sang kính dâng, đặt ở lầu một và lầu thượng.
Điều đặc biệt là gạch lót nền suốt hơn trăm năm qua vẫn còn giữ nguyên màu sắc, hoa văn.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, thánh đường Cù Lao Giêng vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Có thể nói đây cũng là một di tích cổ xưa của lịch sử Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam và là niềm tự hào của kiến trúc tôn giáo trên đất Cù Lao Giêng.
Henry mong là với bài review này các bạn sẽ có thêm một địa điểm mới để tham quan check-in khi đến với An Giang.
DƯƠNG NHẬT LONG

 
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger