TỪ QUA Ở MIỀN TÂY

Từ qua ở miền tây là gì, là câu hỏi mà số lượng người đặt khá nhiều, ngay từ khi có vụ ly hôn ngàn tỷ của ông chủ cà phê tại Việt Nam, trong phiên toà xét xử vị này đã xưng mình là qua với các phóng viên báo chí, chính bởi từ quen mà lạ này mà nhiều người đã đi tìm lời giải, và chúng ta hãy cùng nhau đi tìm lời giải cho câu hỏi này nhé.
 

NGUỒN GỐC TỪ QUA Ở MIỀN TÂY

Ở miền tây có nhiều từ người miền bắc và trung nghe khó hiểu, trong những từ đó từ qua ở miền tây nghe có vẻ quen nhưng khi đi giải nghĩa thì thấy nó lạ, có lẻ giới trẻ bây giờ ít sử dụng nhưng đa số những người lớn tuổi và hiểu về văn hoá lịch sử, họ nắm được rất rỏ nguồn gốc từ này. Đặc biệt vùng đất nhiều người hoa qua Việt Nam sinh sống trong khoản thể kỷ 17, thời kỳ phong trào phản thanh phục minh cao trào nhất bên Trung Hoa, một số nhóm người hoa này đã sinh sống tại các tỉnh miền tây hiện tại. Gốc của từ qua, theo Lê Ngọc Trụ là do chữ wá theo giọng Triều Châu. Bình Nguyên Lộc trong Lột trần Việt ngữ xếp hai đại từ qua, bậu là từ ngữ cổ Việt còn giữ lại nơi tiếng dân tộc Mạ. Mới đây Trung tâm Từ điển học xuất bản cuốn Tự điển từ cổ của tác giả Vương Lộc có giải thích thêm từ qua là của người Mường (kwa) có nghĩa là tôi, ta, chúng ta... Bậu nói với qua bậu không lang chạ - Vỡ lở ra rồi đành dạ bậu chưa (ca dao). Còn với từ bậu thì cuốn tự điển này cũng cho rằng, đó là tiếng của người Mường và Tày- Nùng (pậu) – người ta, chúng nó. Từ  người con trai gọi vợ, gọi người yêu hay người ít tuổi hơn mình.

Hiện tượng phát âm, biến âm tương tự giữa các dân tộc trong quá trình tiếp biến, giao lưu là điều không có gì mới mẻ trong ngôn ngữ. Dù được các học giả truy xuất từ nguồn gốc ngôn ngữ nào, qua và bậu vẫn được coi là từ ngoại lai làm giàu có, phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ nước nhà. Điều thú vị ở đây, hai đại từ nói trên, đặc biệt phần lớn chỉ lưu truyền trong ca dao, tục ngữ, hát ru... nói về tình cảm lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng của người miền Nam. Như nhiều tập quán văn hóa đặc trưng trong nếp ăn ở, suy nghĩ... của con người phương Nam, sự giao thoa, vay mượn ngôn ngữ của nhau giữa các chủng dân bản địa, nhập cư là điều diễn ra hết sức tự nhiên. Và hơn hết, đó còn là dấu ấn lưu dân mạnh mẽ của những đoàn người tha phương trong quá trình hòa nhập cuộc sống trên vùng đất mới.
Về miền tây TRÃI NGHIỆM TOUR THỰC TẾ MIỀN  TÂY
 

TỪ QUA Ỏ MIỀN TÂY TRONG THƠ CA

Ngôn ngữ là một phần gốc rể của văn hoá, tuy từ Qua và một từ luôn đi kèm với nó là Bậu người ta vẫn chưa biết chính xác các từ này được nói đến từ khi nào, nhưng từ qua ở miền tây được thể hiện rất rỏ trong đời sống người dân, đặc biệt trong thơ ca của nam kỳ lục tỉnh củ, rất dễ dàng để tìm thấy ngôn ngữ này trong kho tàng văn dân gian nam bộ. Cho dù ngày nay hai từ ngữ này không còn được thông dụng trong dân chúng miền Nam: từ bậu hầu như tuyệt đối không dùng nữa và từ qua còn được sử dụng một cách giới hạn. Nhưng trong thơ văn cũng còn được dùng hai từ ngữ này và không giới hạn ở các văn thi sĩ vùng Đồng Nai - Cửu Long.

Qua và bậu trong văn thơ được dùng với nghĩa rất thân mật. Qua là đại từ, ngôi thứ nhứt, dùng riêng rẻ là từ xưng hô của người lớn tuổi với người nhỏ tuổi, nghĩa là tôi, ta (cô, chú, bác, anh, chị). Khi dùng chung với bậu nghĩa là anh, là cách xưng hô của chồng với vợ hoặc của người con trai xưng với người yêu. Bậu cũng là đại từ, ngôi thứ hai, nghĩa là người vợ hay người yêu hay người con gái được mến chuộng. Nghĩa cuối cùng trong thời kỳ lẽo đẽo đi chinh phục:

  Bậu sang phà Rạch Miễu Qua lẽo đẽo theo sau ...     

 Ngày xưa từ bậu cũng được dùng gọi người con trai trẻ tuổi như trong hai câu trích từ Lục Vân Tiên ở dưới, hay trong bài vè “Bậu lỡ thời” của vùng Kiên Giang. Hai đại từ xưng hô qua, bậu đã ăn sâu vào đời sống của người dân phương Nam, cả đến trong văn chương. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh đã ghi dấu tích cho chúng ta: ...Dân rằng:

 Lũ nó còn đây, Qua xem tướng bậu thơ ngây đã đành

  (Bậu ở đây là Lục Vân Tiên trong Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu) ... Tú Phan nói chưa dứt lời thì lại thấy họ khiêng về một bộ tranh cẩn với một cặp lục bình lớn và đưa một phong thơ nữa. Tú Phan xé thơ coi rồi cười mà nói với mấy người kia:

Mấy em về nói qua cám ơn ông Bá hộ nha!     

(Nhơn Tình Ấm Lạnh, Hồ Biểu Chánh (1925)

 Có dạo người dân, trong ý trêu cợt lối viết văn rặt Nam Kỳ, đặt câu sau:

          "Hôm qua qua nói qua qua mà qua không qua, hôm nay qua không nói qua qua mà qua qua".

          Qua, bậu là đại từ xưng hô của người dân, phương Nam“, hai từ ngữ này đối với người Việt dường như vô nghĩa, đã là từ ngữ xưng hô thân mật của miền đất mới.

Trãi nghiệm thực tế tại TOUR MIỀN TÂY TỪ SÀI GÒN

TỪ QUA Ở MIỀN TÂY TRONG CÂU NÓI CỦA ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ

Chắc hẳn ai là fan của ông chủ cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ đều theo giỏi những clip hay cách nói chuyện xưng "Qua" rất đời, nghe thấy nó thật gần gủi, nhiều người cho rằng đây là một nghệ thuật dùng từ qua ở miền tây của ông, vậy ta hãy cũng đọc một đoạn trích câu nói của ông để cảm nhận nhiều hơn

5 năm mới gặp lại những người anh em, Qua có vài lời muốn nói về công việc của tập đoàn.

Tầm nhìn của Trung Nguyên vẫn như xưa, phải là một tập đoàn số 1, thống ngự toàn diện trên toàn cầu. Muốn thống ngự toàn diện trên toàn cầu được thì nó phải có sách lược, có khác biệt, đặc biệt và đi tới mục tiêu cao nhất là khác biệt so với tất cả các tập đoàn khác trên thế giới. Muốn thế, nó phải bám sát hệ sinh thái cà phê vật chất và cả hệ sinh thái cà phê tinh thần, thì mới đưa ra được cái khác biệt của mình.

Đến ngày hôm nay, Trung Nguyên đã làm được những bước đầu, đó là có hệ thống sản phẩm khác biệt để bắt đầu cho dịch vụ khác biệt, mô hình kinh doanh khác biệt. Có như thế, Trung Nguyên mới đi xa được.

Những người anh em ở đây sẽ chia sẻ thêm với những người anh em trong nước, quốc tế. Như Qua dạy, để có thể làm được điều đặc biệt này, tuân theo được mục tiêu, sách lược đặc biệt và duy nhất này, tôi muốn nói với anh em nghiên cứu ở nhà máy, bộ phận tiếp thị, tất cả các người anh em lãnh đạo các công ty thuộc tập đoàn phải luôn luôn nhận thức thông điệp hôm nay Qua nói, và phải quán triệt trên từng việc, làm đến mức độ khác biệt, đặc biệt, duy nhất so với mọi tập đoàn khác trên thế gian này.

Như vậy, các anh chị em phải làm cuộc cách mạng chính mình, cách mạng gần như toàn diện, đổi thay gần như mọi thứ chúng ta định vị, hoàn toàn không còn gì như anh chị em đang nghĩ, đang làm nữa. Còn với các nhà anh em đang ở nước ngoài, các nhà phân phối, cũng giống như những người anh em gắn bó với công ty này để hiểu ý nghĩa này.

Các bộ phận đào tạo, truyền thông có thể có những buổi chia sẻ để mọi người có thể hiểu sâu hơn những sách lược Qua dạy cho anh chị em, để có thể thấu suốt những điều này thì mới có được những nội lực mới, như vậy, không còn là buôn bán cà phê bình thường nữa mà mang lại cái giá trị khác biệt. Ngoài những sản phẩm tuyệt hảo, tuyệt phẩm ra thì nó còn mang lại lễ - từ mặt xã hội, lễ - từ mặt tinh thần, toàn diện.

Cái này những anh chị trong ban truyền thông đào tạo có thể hiểu, còn những người không hiểu những gì Qua dạy thì phải tận lực, nếu không sẽ trở thành những con người buôn bán, từ đó không thể buôn bán vượt trên những tập đoàn khác và nó không thể đi xa được.

Những mô hình kinh doanh mới các người anh em đang thực hiện như cà phê năng lượng, cà phê đổi đời vẫn chưa đủ, các người anh em cần phải cho những người anh em ở gần xa mình hiểu được cái ý nghĩ lớn hơn để không còn chỉ là việc buôn bán bình thường nữa. Chỉ có như vậy, sự đồng thuận trên một tầm nhìn, cách nghĩ, cách làm giống nhau mới tạo ra được những cái lớn lao được.

Những người ở xa tụ về đây sẽ có thể hiểu hơn, chia sẻ niềm vui với nhau, và có việc khác hơn là chia sẻ, như Qua nhiều năm nay, để hiểu hơn đời sống nội tại, có thể kiến tạo sự hoàn hảo cho chính mình và cho từng gia đình của mình, có thể cho cả quốc gia và thế giới này, có thể bằng mọi giải pháp, mọi thứ.

Sau 5 năm, gặp lại anh chị em, Qua chỉ muốn mọi người cùng hô và nhớ khẩu hiệu: "Đi cùng nhau, không gì là không thể! Nhé!


Tham khảo thêm TOUR MIỀN TÂY TỪ SÀI GÒN

Tham khảo thêm TOUR MIỀN TÂY TỪ CÁC TỈNH

Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger