Ở Phú Yên có những lễ hội nào?

Mỗi đất nước, mỗi vùng đất đều có đặc điểm văn hóa riêng biệt. Điều này không chỉ góp phần làm tăng sự đa dạng văn hóa mà còn tạo nên nét riêng cho vùng đất đó.
 
Xem thêm Tour Du Lịch Phú Yên

Đến với Phú Yên,mảnh đất giáp biển không chỉ có nhiều cảnh đẹp mà còn có các lễ hội truyền thống làm cho vùng đất này ngày càng nhiều người đến đây.

1. Lễ hội cầu ngư

 
Đây là lễ hội truyền thống lâu đời ở Phú Yên được tổ chức hàng năm ở các địa phương ven biển thuộc các huyện như huyện Sông Cầu, huyện Tuy An, Tuy Hòa và thị xã Tuy Hòa.

Cũng chính vì vậy mà ở tất cả các làng chài ven biển của Phú Yên có đến gần 50 lăng thờ cá ông. Lễ hội được chia làm 2 phần, phần lễ được thực hiện với nhiều nghi thức ở các nơi trang nghiêm như điện thờ của làng, xã. Tại lễ  có các nghi thức như lễ cúng vật phẩm, lễ đọc văn tế cùng các tiết mục múa thiêng, hò bá trạo hay hát khứ lễ. 

Phần hội của lễ hội là buổi tiệc chiêu đãi khách, hát bội và các trò chơi dân gian tạo nên thêm không khí cho lễ hội. Do đó, lễ hội cầu ngư thực chất là nơi để gặp gỡ,trò chuyện và tham dự vào sinh hoạt của dân địa phương. Vì vậy lễ hội không chỉ thu hút cư dân trong vùng mà còn có những người ở nơi xa.

2. Lễ hội đầm Ô Loan


 Được tổ chức vào mồng 7/1 âm lịch
 
Lễ hội được diễn ra vào mồng 7 tháng Giêng âm lịch mỗi năm với mục đích thờ cúng các vị thần quanh vùng như thần Biển, thần Đầm, thần Sông và cũng là nơi thể hiện được nét riêng biệt của những người dân ở vùng sông nước Tuy An.

Lễ hội cũng mang đậm chất của văn hóa cổ truyền chính vì thế ở đây có các hoạt động truyền thống như đua thuyền, quăng chài đánh cá, bơi bộ, hát bội, vật võ, lắt thúng chai… hòa chung với các hoạt động ấy là âm thanh của những nhạc cụ truyền thốn như trống, kèn, đàn cò….

Lễ hội này tuy chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày nhưng lại được nhiều người đón nhận và đến tham dự.

3. Hội đua ngựa ở An Xuân

Lễ hội được diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm.
 
Mục đích của lễ hội là gợi lại cũng như nâng cao tinh thần thượng võ, thể hiện được ý chí quật cường và sức mạnh phi thường của con người. Cuộc thi được diễn ra ở một thảm cỏ rộng, bằng phằng. Cùng với đó là những kị sĩ uy nghiêm, ăn mặc chỉnh tề trên lưng ngựa. Sau một hồi tù và báo hiệu xuất phát thì những chàng kị sĩ này thúc ngựa phóng về phía trước. Đến với lễ hội này, bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh cũng như ý chí của người dân nơi đây nói riêng và người Việt Nam nói chung.

4. Lễ bỏ mạ

Gắn liền với ngày lễ bỏ mạ là ngày dựng xong nhà mộ. Đây là một trong những công trình đặc sắc của đồng bào dân tộc miền núi tại Phú Yên.

Cùng với phần lễ thì phần hội ở đây cũng không kém phần đặc sắc và có nhiều hoạt động như ca hát, nhảy múa, đánh cồng chiêng, kể khan…góp phần tạo nên không khí cho lễ hội. Khách tham dự lễ hội không chỉ có người dân tại đó mà còn có những người dân sống ở vùng lân cận.

5. Lễ hội mùa

Lễ hội diễn ra trong tháng 3 hằng năm do các đồng bào dân tộc thiểu số tại Phú Yên tổ chức. Mục đích của lễ hội là ăn mừng lúa mới vừa để cảm tạ thần lúa, vừa vui mừng cho những thành     quả lao động mà họ đã đạt được.

Ở lễ hội người ta đánh cồng chiêng, chơi trống, ca hát nhảy múa và uống rượu thâu đêm. Mặc dù không có sự phân công cho việc tổ chức nhưng mỗi gia đình đều trông nhau và tổ chức theo thứ tự từng nhà một.

Để biết thêm chi tiết các điểm du lịch Phú Yên hay các kinh nghiệm du lịch Phú Yên thì bạn có thể truy cập vào website: http://dulichcanhviet.com.vn/ 
Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger