Những Điều làm nên nét đẹp của miền Tây Nam Bộ

Miền Tây, vùng đất của những cánh đồng lúa mênh mông, của những con sông trĩu nặng phù sa, nơi sản sinh ra những con người cần cù, chịu thương chịu khó. Một vùng đất yên bình dị nhưng lại có sưc hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước khi một lần đến thăm.

Miền Tây, vùng đất của những cánh đồng lúa mênh mông, của những con sông trĩu nặng phù sa, nơi sản sinh ra những con người cần cù, chịu thương chịu khó. Một vùng đất yên bình dị nhưng lại có sưc hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước khi một lần đến thăm. Những điều làm nên nét đẹp của miền Tây Nam Bộ:

Địa hình

Miền Tây được thiên nhiên ban tặng cho điều kiện khí hậu tuyệt vời, quanh năm được phù sa bồi đắp, giúp đất đai luôn màu mỡ, cây cối phát triển sinh sôi. Chính vì điều đó mà miền Tây trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
Từ những cánh đồng lúa mênh mông trải dài tận chân trời,  những  vườn trái cây quanh năm đều sai trĩu quả đến các ngôi làng trồng hoa kiểng với đủ loài hoa và cây cảnh.  Tất cả làm cho miền Tây thêm đẹp hơn, thu hút hơn trong lòng khách du lịch.
 

Đến với Tây Nam Bộ, là đến với quê hương của sông nước. Vì hệ thống kênh rạch chặng chịch, sông ngòi dày đặc nên nơi đây người dân đi lại chủ yếu bằng ghe và xuồng. Chính đặc điểm ấy đã cho ra đời những phiên chợ nổi thu hút hàng nghìn du khách đến thăm như chợ nổi Cái Răng, Phong Điền,…
Vào mỗi buổi sáng sớm, du khách sẽ được chứng kiến hình ảnh của chiếc xuồng ba lá, những chiếc ghe chở đầy sản vật được người dân trao đổi, buôn bán ngay trên sông. Những âm thanh rao bán, chuyện trò sôi nổi của người mua lẫn người bán hòa cùng tiếng động cơ của ghe tàu, tuy ồn ào nhưng đầy náo nhiệt và hấp dẫn.

Con người
 

“Đất min Tây trù phú, người min Tây đôn hu, hin hòa”. Đó có lẽ là lời nhận xét của hầu hết du khách khi đến vùng đất chín dòng sông. Người miền Tây luôn cởi mở, phóng khoáng, sống chan hòa dù nơi đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc( Kinh, Hoa, Khmer, Chăm).  Mỗi dân tộc có một nền văn hóa, phong tục riêng nhưng cái chung là họ luôn sống hòa hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
Không phải lối sống quá bận rộn, tấp nập như người thành thị, ở đây du khách sẽ cảm nhận được không khí bình yên và tình cảm thuần hậu, hiếu khách của người dân.

Lễ hội

Vì là vùng dất của người Kinh, Hoa, Khmer, Chăm cùng sinh sống, nên đây là nơi giao thoa của các nền văn hóa, nơi bắt gặp các lễ hội đặc trưng mang đậm dấu ấn dân tộc.
Như lễ hội Bà Chúa Xứ ở An Giang, lễ hội cúng trăng Ok Om Bok ở Sóc Trăng, Trà Vinh, lễ hội đua bò Bảy Núi ở An Gaing,…. Mỗi lễ hội đều có ý nghĩa riêng của nó nhưng chung hết đây đều là một phần tín ngưỡng của người dân Tây Nam Bộ thể hiện lòng thành kính, biết ơn của mình đến với những vị thần của họ.
 

Các lễ hội đều có những nét độc đáo riêng, và được tổ chức cố định hằng năm nên thu hút nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa.

Ẩm thực

Ẩm thực vùng sông nước đa dạng, phong phú, hầu như khách du lịch nào đến miền Tây ngoài mục đích tham quan ngắm cảnh còn để thưởng thức những đặc sản, món ngon nổi tiếng.
Với hơn 14000km sông ngòi, hàng ngàn km kênh đào và vài chục cù lao xanh bồng bềnh trong nước,  nền ẩm thực phương Nam mang đậm “dấu ấn” của quá trình khai phá miền đất hoang sơ. Từ việc tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiễn sẵn có từ rừng núi, sông ngòi, người dân nơi đây còn tìm tòi, trồng trọt làm nên thức ăn hằng ngày.
 

Về miền Tây, có rất nhiều món ngon có thể khám phá: cá lóc nướng trui, chuột đồng quay lu, lẩu cá kèo, lẩu mắm, bánh xèo, bún cá, cháo cá, hủ tiếu, gà nướng đất sét... Những món ăn dân dã, bình dị nhưng chính điều đó đã làm nên chất riêng cho nền ẩm thực miền Tây.

Âm nhạc

Nhắc đến miền Tây, nhắc đến những con người chịu thương, chịu khó không thể bỏ qua giai điệu réo rắc của tiếng đàn bầu. Ở vùng đất này những câu ca, vọng cổ, cải lương trên nền tiếng đàn bầu mộc mạc từ lâu đã thấm thía vào tâm hồn của lớp lớp thế hệ nơi đây như một phần hồn không thể đánh mất.
 

Và có thể nói “ đờn ca tài tử” là cái hồn của người Nam Bộ. Những câu hát với ca từ mộc mạc, gắn liền với đời sống của người dân được cất lên qua tiếng hát, tiếng hò của người con gái miền Tây tuy không chuyên nhưng đậm cái tình, cái hồn quê hương. Về miền Tây nghe một câu hò, một câu vọng cổ như được tìm lại những tháng ngày thanh nhàn, tĩnh lặng.
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger