Đến thành phố mộng mơ tham dự lễ hội

​Với nhiều thắng cảnh nổi tiếng vì vẻ đẹp nên thơ của Đà Lạt. Nơi đây đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với cả khách trong và ngoài nước.
Bất kì thời điểm nào trong năm cũng đều thích hợp để có một chuyến đi du lịch tới Đà Lạt vì thời tiết ở đây mát mẻ quanh năm. Nhưng nếu bạn chọn đúng thời điểm ở Đà Lạt đang có các lễ hội thì là điều hết sức tuyệt vời.
Sau đây là các lễ hội độc đáo mang nét riêng của núi rừng cũng như của Đà Lạt.
1. Festival hoa Đà Lạt
Cứ 2 năm Đà Lạt lại tổ chức một lễ hội hoa long trọng vào cuối năm mang tên “festival hoa Đà Lạt”.Đây là lễ hội hoa lớn nhất cả nước và là nét đặc trưng riêng của Đà lạt.
Sân khấu để tổ chức thường là ở trên mặt nước của hồ Xuân Hương với các tiết mục, chương trình đặc sắc. Ngoài việc tổ chức chương trình khai mạc và bế mạc ra, lễ hội còn có các tiết mục đặc sắc khác như hội chợ triển lãm hoa, diễu hành đường phố, lễ hội tình yêu, lễ hội rượu vang… tất cả đều mang cá tính riêng của thành phố mệnh danh ngàn hoa này.
2. Lễ hội Đâm Trâu
Lễ hội Đâm Trâu là lễ hội đặc trưng của vùng Tây Nguyên trong đó có Đà Lạt. Thời điểm diễn ra lễ hội là vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 âm lịch. Vì lúc này là khoảng thời gian mọi người vui chơi, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho một mùa rẫy mới.
Ở lễ hội này, lúc gà gáy sáng cũng là lúc mà mọi người gọi “thần lúa” và hát khóc trâu để an ủi,vỗ về nó trước khi nó làm lễ hy sinh. Cùng lúc đó thầy cúng sẽ đen một chiếc nồi đồng đặt trước nhà rồi làm lễ cúng vái. Đến lúc trời tản sáng, người ta mang  1 chén rượu và 1 con gà để cúng hồn trâu. Người được chọn đâm trâu là người khỏe mạnh, thông minh. Sau khi đâm trâu xong cùng các nghi thức người ta lấy máu trâu hòa với rượu để cúng Giành. Ngoài ra, thầy cúng còn cắt ít tai, mũi, lông đuôi trâu rồi lấy máu trâu bôi vào hai que để xin keo. Sau đó, thịt trâu được xẻ ra và chia đều cho mọi người trong làng. Đây là lễ hội rất đặc biệt và thường chỉ có ở các tỉnh vùng núi Tây Nguyên thôi.
3. Lễ hội Cồng Chiêng
Đây cũng là lễ hội của vùng đất Tây Nguyên, nhất là những tỉnh có văn hóa cồng chiêng. Lễ hội này được tổ chức hằng năm với hình thức luân phiên. Bên cạnh là một truyền thống thì lễ hội này cũng được tổ chức với mục đích duy trì, quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. 
Lễ hội này là phương tiện duy nhất để mọi người kết nối với các vị thần linh, giao hòa giữa trời đất và giao tiếp trong cộng đồng.
4. Lễ cúng thần Suối
Lễ cúng được tổ chức với mục đích tạ ơn thần nước đã mang lại may mắn trong năm cũ là cầu cho năm sau. Đây là một trong những lễ hội quan trọng trong các lễ hội cổ truyền của người Mạ ở Tây Nguyên.
Cùng các lễ vật để cúng và sau khi thực hiện lễ cúng thì mọi người cùng nhau lấy nước vào các vật đựng mang về nhà để lấy phước. Sau đó, có một đoàn người đến từng nhà để cầu may cho nhà đó rồi mọi người cùng nhau tập trung lại mở tiệc ăn mừng và nhảy múa.
5. Lễ hội trà
Lễ hội trà được diễn ra vào tháng 12 của năm và là một lễ hội mở rộng. Nó được tổ chức ở 3 huyện làm nghề trà là huyện Bảo Lâm, huyện Di Linh và huyện Cầu Đất. 
Đây là lễ hội không chỉ là niềm tự hào của những người làm nghề trà mà còn là một dịp để cho các doanh nghiệp, cá nhân, các làng trà có cơ hội học tập, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Đây cũng là một cơ hội để ngành trà của Lâm Đồng và cả nước phát triển.
Đến với Đà Lạt ngoài cơ hội được tham gia các lễ hội đặc biệt này thì Đà Lạt còn là nơi nổi tiếng với các địa điểm tham quan lãng mạn, các món ăn đặc biệt.
Để biết thêm chi tiết về Đà Lạt hay các tour du lịch đến Đà Lạt hoặc các địa điểm du lịch khác thì bạn có thể truy cập vào website: http://dulichcanhviet.com.vn/
Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger