TOP 5 ĐIỂM DU LỊCH MIỀN TÂY NÊN ĐI MỚI NHẤT

Top 5 điểm du lịch miền tây nên đi mới nhất là những điểm khi du khách thập phương cả nước về với miền tây sông nước không thể bỏ qua, đặc biệt là những du khách ở phía bắc, vì đây là những điểm độc đáo vùng miền, nhắc đến những địa điểm này là nhớ ngay đến miền tây sông nước, nơi con người và thiên nhiên hiền hoà, chắc chắn sẽ giúp du khách hiểu hơn về miền tây thân thương

TOP 5 ĐIỂM DU LỊCH MIỀN TÂY NÊN ĐI MỚI NHẤT LÀ NHỮNG ĐIỂM NÀO?

Nếu bạn có dự định về miền tây một chuyến thì nhất định phải đến top 5 điểm du lịch miền tây nên đi được được Du Lịch Cảnh Việt chọn lọc, và cập nhật thông tin mới nhất. Sau đây xin gửi tới quý khách những điểm này.
Xem thêm các điểm tại TOUR MIỀN TÂY



1/ CỒN PHỤNG - ĐIỂM DU LỊCH MIỀN TÂY TẠI BẾN TRE

Đây là điểm rất gần Sài Gòn, du khách từ Sài Gòn rất thuận tiện để di chuyển cách tầm 70km, du khách miền bắc và các vùng miền khác tuy xa nhưng hiện tại có nhiều chuyến bay đến Sài Gòn hoặc Cần Thơ để di chuyển về BếnTre
       Vị Trí: Cồn Phụng nằm ở ấp 10, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre là một cồn nhỏ với diện tích khoảng 28 hecta trực thuộc quảng lý của tỉnh Bến Tre, để đến được Cồn Phụng bạn có thể đi xe máy trực tiếp vào cồn hoặc đi bằng tàu nếu đi bằng xe ô tô, ô tô không chạy trực tiếp vào cồn Phụng được. Từ trên cầu Rạch Miễu bạn có thể nhìn thấy cồn Phụng một cách dễ dàng

       Đến tham quan Cồn Phụng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên sông nước miệt vườn đậm chất Nam Bộ, vườn trái cây với nhiều loại, du khách còn có cơ hội khám phá nét đặc sắc của nghề truyền thống từ làm bánh tráng và kẹo dừa cùng với nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dừa là những chiếc mặt nạ xanh đỏ, khung ảnh, đến đồ dùng như chén, bát,muỗng, thìa… được tiện khắc rất công phu, đẹp mắt được du khách mua về làm quà cho người thân bạn bè. Đồng thời tại đây du khách được nghe đờn ca tài tử với những nghệ nhân lâu năm. Những di tích lịch sử độc đáo như Đạo Dừa, vẫn luôn được trung tu và bảo quản để du khách đến tham quan.
       Đến Cồn Phụng du khách sẽ cảm nhận được khung cảnh yên bình, nên thơ khi được  trải nghiệm đi tàu trên sông Tiền thơ mộng, dừng chân bên ngôi nhà dân lợp lá dừa, ngồi ghế tre uống nước trà pha với mật ong, đi xe ngựa qua các con đường rợp bóng lá dừa xanh mướt, những hàng cây bụi ven đường rợp bóng mát rượi, lắng nghe tiếng gọi từ thiên nhiên, dừng chân nghe đờn ca tài tử, đặc biệt được trải nghiệm xuồng, chèo len lỏi trong những con rạch nhỏ mà hai bên toàn là cây dừa nước và những cây bần đong đưa bông trắng. Và ở đây du khách sẽ được chứng kiến toàn bộ quá trình để làm nên những viên kẹo dừa vô cùng thơm ngon: từ khâu pha chế, nấu kẹo, cắt kẹo, đóng gói…
       Điểm du lịch Cồn Phụng có các hệ thống nhà hàng với chất lượng dịch vụ tốt. Du khách sẽ cảm thấy thoải mái, hài lòng khi được ngồi trong một không gian ăn uống sân vườn, ven sông vừa thoáng mát lại vừa bình dị, gần gũi. Đặc biệt, ẩm thực tại đây vô cùng phong phú, các món ăn đều được chế biến từ nguyên liệu tươi sống sẵn có và mang vị miền Tây rất đặc trưng như: cá tai tượng chiên xù, xôi chiên phồng, lẩu mắm, đuông dừa chiên bơ, cơm trái dừa và tép rang dừa. 


Các bạn có trãi nghiệm thực tế tại DU LỊCH CỒN PHỤNG



2/ CHỢ NỔI CÁI RĂNG - ĐIỂM DU LỊCH MIỀN TÂY TẠI CẦN THƠ

Tại Cần Thơ có rất nhiều điểm tham quan độc đáo, hàng năm vẫn rất nhiều các công trình du lịch được xây dựng phục vụ du khách, nhưng khi đến đây du khách không thể bỏ qua Chợ Nổi Cái Răng
        Vị Trí: Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, TP.Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều 30 phút đi thuyền, được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ XX. Khu chợ này chủ yếu buôn bán các loại trái cây, nông sản, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

      Đến Chợ Nổi Cái Răng du khách sẽ tận mắt chứng kiến Hình thức chào hàng khá độc đáo là sử dụng cây bẹo. Người bán loại hàng nông sản nào thì treo loại hàng đó lên một cây sào trên ghe để chào hàng. Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, thường thì mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng. Trước mỗi ghe hàng, thường có một cây xào chống, trên đó treo loại mặt hàng mà ghe có. Ví dụ như, nếu ghe chuyên bán khoai lang thì trên cây xào sẽ treo lủng lẳng vài củ khoai, còn nếu ghe bán xoài thì trên cây xào sẽ có treo vài quả xoài như thể muốn người mua biết rằng “Ở đây có bán khoai” hoặc “Ở đây có bán xoài”. Những ghe như thế gọi là ghe bẹo.

Chợ nổi Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Ngày xưa, người dân thường dùng xuồng ba lá, xuồng năm lá, ghe tam bản để về họp chợ nổi. Bây giờ có cả tắc ráng, ghe máy. Người đi mua cũng đến chợ bằng xuồng, ghe. Người chèo xuồng như nghệ sĩ uốn dẻo với cây chèo điều khiển những chiếc xuồng con len lỏi khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà không hề va quệt. Người miền Nam vốn chân chất, dân thương hồ trên sông nước miền Tây còn chân chất và đáng yêu hơn. Bởi họ phải vất vả mưu sinh trên sông nước hàng ngày, nên họ sống với nhau bằng cái tình của sông, của nước mênh mông và cởi mở. Không cố gắng tranh giành phần thắng, mà lựa nhau, nhìn nhau mà đi, lựa nhau mà bán, nhường nhịn, giúp đỡ, chia sẻ nhau mà sống. Đó là văn hóa tình người, điều làm nên sự đặc sắc của văn hóa chợ nổi Cái Răng.

 Chợ đông nhất là vào khoảng 7- 8 sáng. Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch). Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.

Sức hút của chợ nổi Cái Răng đối với thập khách chính là giữ gìn và phát huy được nét đặc trưng vùng sông nước và sự tươi ngon của hàng hóa nơi đây, thấy tâm hồn mình rộng mở và khoáng đạt hơn, cảm nhận được sự khác biệt của cuộc sống nơi đây, thấy được sự chân thành, giản dị và hiếu khách hiếm có của những con người vùng sông nước miền Tây nói chung.
Các bạn có trãi nghiệm thực tế tại DU LỊCH CHỢ NỔI CÁI RĂNG
 

 



3/ RỪNG TRÀM TRÀ SƯ - ĐIỂM DU LỊCH MIỀN TÂY TẠI AN GIANG

         Vị Trí: Rừng tràm Trà Sư thuộc địa phận xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Vị trí của Rừng tràm trà sư An Giang nằm cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 20km theo hướng Nam, quý khách hiện tại có thể dễ dàng di chuyển để tham quan rừng bằng các phương tiện khác nhau

          Đến Rừng Tràm, đi vào sâu bên trong khu rừng, khách du lịch không khỏi choáng ngợp với không gian toàn màu xanh của tự nhiên hiện ra trước mặt du khách đẹp như như trong các câu chuyện cổ tích. Vào bên trong những cánh rừng tràm trên 10 năm tuổi, đắm mình vào bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp với bạt ngàn hoa sen hồng thơm ngát hương, du khách hoà mình vào thiên nhiên, đắm say cùng đất trời và lướt mình theo con nước nổi.

           Thuyền đưa du khách lướt trên dòng nước phủ kính bởi mảng bèo tây xanh ngát, chỉ cần đưa tay xuống là có thể chạm được những cánh bèo xanh đang kết từng mảng dập dìu trôi theo con nước nổi. Trên thảm bèo xanh, du khách bắt gặp nhiều loại chim đẻ trứng, ấp trứng trên những lớp bèo dập dìu theo con nước nổi. Vào sâu bên trong, thuyền khua dòng nước lướt qua hàng trăm bụi hoa điên điển khoe sắc vàng chỉ nở vào mùa nước nổi.

           Thuyền đưa du khách vào những vạt rừng tràm, mây trời, nước, bóng tràm, hoa điên điển, thảm bèo…, tất cả các màu hoà quyện, sóng sánh trong sắc nước hương trời đưa du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngời khác. Lối vào rừng tràm hẹp hơn, chỉ vừa 2 xuồng tránh nhau nhưng cũng vì thế mà du khách gần hơn với thiên nhiên. Thuyền lướt nhẹ qua những vạt rừng tràm xanh ngắt, bốn bề không gian chỉ có tiếng rừng xào xạc, tiếng chim gọi bầy, thậm chí nghe được cả tiếng cá quẫy


           Nếu quý khách là những người muốn khám phá động vật, thì đây là nơi quý khách có thể thoả chí khám phá. Khoảng thời gian rừng tràm nhộn nhịp nhất là vào lúc sáng sớm, khi các loài chim trú ngụ trong rừng tủa ra đi kiếm ăn và chiều tà khi chúng tập trung về tổ. Từng bầy, từng bầy xuất hiện dày đặc khu rừng với sinh hoạt tự nhiên như không hề biết đến sự có mặt của con người. Cò trắng lấp ló sau những cành cong; diệc, cồng cộc mổ nhau chí chóe ở gốc cây tràm; chích chòe, le le chao liệng khắp cánh rừng rồi đáp nhẹ xuống những thân tràm; những chú dơi quạ to tướng móc chân vào cành cây buông thõng mình từ trên cao xuống. Trong những tổ chim trên cành cao, du khách có thể nhìn thấy những chú chim non kêu chiếp chiếp chờ đợi chim mẹ mớm mồi hay những đôi chim uyên ương đang âu yếm rỉa lông, tỉa cánh cho nhau.Theo thống kê, hiện rừng Trà Sư là nơi trú ngụ của 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam là giang sen và điêng điểng. Đối với loài thú đã thống kê được 11 loài thuộc 4 bộ và 6 họ. Bò sát, ếch, nhái cũng có tới 25 loài, 2 bộ, 10 họ. Ngoài ra, rừng còn có 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ. Không chỉ phong phú về động vật, Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi... Chính sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Vào sâu trong rừng tràm, du khách cũng có thể trèo lên đài quan sát nằm giữa rừng, dùng ống nhòm để quan sát, và nếu may mắn sẽ thấy hàng vạn con cò trắng bay về tổ như tấm vải khổng lồ phủ trên nền rừng xanh. Ngoài ra từ đài quan sát này, du khách sẽ nhìn thấy một số ngọn núi trong dải Thất Sơn như núi Ông Két (Anh Vũ Sơn), núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), hay tượng Phật Di Lặc cao 33,6m nằm trên núi Cấm hay cũng có thể thấy cả dãy núi Sam…
Các bạn có trãi nghiệm thực tế tại DU LỊCH RỪNG TRÀM TRÀ SƯ
 

 




4/ NHÀ CÔNG TỬ BẠC LIÊU - ĐIỂM DU LỊCH MIỀN TÂY TẠI BẠC LIÊU

Ngoài những cảnh sắc hiền hoà thơ mộng của miền tây, du khách đến đây không thể nào bỏ qua khám phá tính cách con người miền tây và nghe về những giai thoại về Công Tử Bạc Liêu, hãy đến nhà công tử để hiểu hơn về con người này và tham quan một công trình tuyệt đẹp của nhà giàu miền tây thời xưa.

      Vị Trí: Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu, ngôi biệt thự được xây dựng vào khoảng năm 1919 khi Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy khoảng 19, 20 tuổi.

   Về Công Tử Bạc Liêu, ông là
Trần Trinh Huy (1900 - 1974), tên thật là Trần Trinh Quy (do ông Trạch nói tên Quy không sang nên đổi thành tên Huy) là con ông Trần Trinh Trạch vời người vợ đầu, tức bà Phan Thị Muồi.Cùng với tên gọi Trần Trinh Huy, ông còn mang nhiều tên khác như Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền, sự thật thì Ba Huy không hề là thành viên trong Hội đồng nào) Hắc công tử (do nước da ngăm đen). Trong đó, biệt danh “Hắc công tử” này là cách để phân biệt với “Bạch công tử”, một người có thể gọi là sánh tầm ăn chơi với Trần Trinh Huy

Về
Kiến trúc của căn nhà là một sự kiện về thiết kế lớn ở miền Tây thuở ấy. Lần đầu tiên có người phá vỡ cấu trúc nhà 3 gian cổ xưa và cổng tam quan theo lối kiến trúc Trung Hoa. Căn nhà của công tử Trần Trinh Huy gần như thổi một luồng gió mới phá vỡ nhiều lề lối cũ về kiến trúc nhà của người   Việt ở miền Tây bấy giờ và trở thành 1 trong 3 ngôi nhà lớn đại diện văn hóa nhà cổ miền Nam thời điền chủ, bá hộ bên cạnh: Nhà cổ Bình Thủy, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.

    Về giá trị của căn nhà: Ngôi nhà tuy có tuổi đời 100 năm tuổi nhưng nó mang nét kiến trúc Tây Âu hiện đại. Từ những chi tiết bé nhất như con vít, ốc đến những vật liệu gạch đá đều in trên mình ký tự P hoa mỹ. Nó chứng minh xuất xứ những nguyên vật liệu đều đến từ thủ đô Paris hoa lệ. Theo đánh giá của một đoàn chuyên gia vào năm 2017, giá trị của ngôi nhà cổ này có thể lên tới 400 tỷ đồng. Điều đặc biệt thể hiện sự giàu có đó là trong nhà Công tử Bạc Liêu có 2 chiếc giường nóng và giường lạnh. Giường lạnh làm từ gỗ sưa, khảm đá cẩm thạch để dùng vào mùa hè. Giường nóng làm từ 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại, có khả năng giữ ấm cho cơ thể được Hắc Công Tử dùng vào mùa mưa. Trên mỗi chiếc giường cổ này cẩn đến 30 kg ốc xà cừ (giá thị trường hiện nay vào khoảng 200 triệu đồng/kg) với nhiều chi tiết hoa văn tinh xảo. Như vậy, chỉ riêng tiền ốc dùng để cẩn 1 chiếc giường đã lên đến 6 tỷ đồng.

    Nhiều du khách đến đây còn thắc mắc không biết ai đang ở đây. Đến nay, hầu hết các con của Công tử Bạc Liêu sinh sống ở nước ngoài. Riêng ông Trần Trinh Đức, 72 tuổi, con trai thứ 4 của ông Trần Trinh Huy đang sống tại căn nhà được Nhà nước cấp, cách ngôi biệt thự cũ 3 km. Hàng ngày ông Đức đến đây, ngồi ký sách và giao lưu với du khách về cuộc đời của cha mình.

Các bạn có trãi nghiệm thực tế tại DU LỊCH NHÀ CÔNG TỬ BẠC LIÊU
 

 




5/ MŨI CÀ MAU - ĐIỂM DU LỊCH MIỀN TÂY TẠI CÀ MAU

    Vị trí: Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm cực Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km, hiện tại du khách có thể dễ dàng lưu thông bằng đường bộ đến đây.

     Du khách khi đến với Mũi Cà Mau, hoà mình trong không gian Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau du khách không chỉ được tham quan mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001; cột mốc đường Hồ Chí Minh - điểm cuối Cà Mau, km 2436; bờ kè chắn sóng; biểu tượng con tàu của đất nước luôn hướng ra biển khơi; chụp ảnh lưu niệm với ốc len, cá thòi lòi, cua biển – là những sản vật đặc trưng của vùng đất cuối trời Tổ quốc; thưởng thức các món ăn đặc sản vùng Đất Mũi như: tôm, canh chua cá dứa, cá thòi lòi nướng, ốc len xào dừa…; thưởng thức loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ; mua sắm sản vật địa phương như: tôm khô, cua, đũa đước….mà đặc biệt hơn hết là du khách được tham quan cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau, công trình mang ý nghĩa dấu ấn lịch sử, giáo dục truyền thống dân tộc do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau. Cột cờ Hà Nội tọa lạc trên mũi đất thiêng liêng cực Nam Tổ quốc với lá cờ đỏ sao vàng ngạo nghễ tung bay trước biển khơi mang đầy ý nghĩa chứa đựng tình cảm rất sâu nặng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội dành cho Cà Mau. Đồng thời, là biểu tượng của niềm tự hào thống nhất non sông trên dải đất thân thương hình chữ “S” hướng ra biển Đông thiêng liêng của Tổ quốc.

      Nét độc đáoKhông chỉ có cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau, mà trong khuôn viên Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau còn có Đền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ hướng về biển Đông. Đây được xem là cụm công trình thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và là một trong những biểu tượng du lịch đầy ý nghĩa của Đất Mũi Cà Mau. Hình tượng người mẹ cạnh Đền thờ cha Lạc Long Quân tại vùng đất cực Nam Tổ quốc - nơi “Đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”, là sự tri ân của lớp con cháu hôm nay với tổ tiên đã “lên rừng, xuống biển” mở mang bờ cõi. Đền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ mãi là điểm tựa tinh thần cho các thế hệ con cháu Người Việt luôn giữ mãi niềm tin và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ nền độc lập và sự phát triển trường tồn của dân tộc.


Các bạn có trãi nghiệm thực tế tại DU LỊCH MŨI CÀ MAU
 


 

Tìm hiểu các tour khởi hành từ Sài Gòn: TOUR MIỀN TÂY
     Tìm hiểu các TOUR MIỀN TÂY KHỞI HÀNH TỪ MIỀN BẮC



 
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger