TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI MIỀN TÂY

Vào đầu năm 2020 dịch Covid bắt nguồn từ Vũ Hán lan rộng ra các nước trong đó có Việt Nam, riềng tình hình dịch bệnh tại miền tây và Sài Gòn diễn biến bất thường và khó đoán, vì vậy để cung cấp những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh, các bạn có thể truy cập để nắm tình hình, ngoài ra còn một số trang web tin cậy cập nhật thường xuyên

 

TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID 19 TẠI MIỀN TÂY
 
Xem thêm Giới Thiệu 13 Tỉnh Miền Tây



ĐỂ HIỂU RỎ HƠN TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI MIỀN TÂY



TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI MIỀN TÂY BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?


Tại Trung Quốc vào cuối năm 2019 người ta phát hiện một loại virus là có khả năng gây bệnh giống Cúm, lúc đầu được gọi là Corana khi cả thế giới vẫn chưa có sự cảnh báo về độ nguy hiểm của nó, và khi bắt đầu nhiễm ở người các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu. Nghiên cứu mới được công bố hôm 22/3, củng cố các giả thuyết trước đó cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể đã xuất hiện ở Vũ Hán, trước khi xuất hiện các đợt bùng phát đầu tiên liên quan đến động vật và chợ hải sản vào tháng 12/2019. Song, các tác giả nhấn mạnh nghiên cứu này không củng cố hay giảm giá trị giả thuyết cho rằng mầm bệnh rò rỉ từ phòng thí nghiệm nổi tiếng ở Vũ Hán. Điều đó một phần đã cho rằng đây là nới xuất hiện đầu tiên và lan sang các nước, tình hình dịch các nước rất phức tạp và tình hình dịch bệnh tại miền tây và Sài Gòn cũng vậy.



TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI MIỀN TÂY VỚI CA NHIỄM ĐẦU TIÊN


Tình hình dịch bệnh tại miền tây bắt đầu được quan tâm khi có ca nhiễm đầu tiên, Sáng 23 tháng3 khi cả nước đang rất lo lắng về tình hình dịch bệnh, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm Covid-19 tỉnh Bến Tre cho biết, tỉnh đang cách ly một trường hợp bệnh nhân nữ, 17 tuổi dương tính với virus SARS-CoV-2, thông tin này làm cho các tỉnh miền tây trở nên báo động vì trước đây chưa có ca nhiễm nào. Qua điều tra dịch tễ người nhập cảnh, bệnh nhân từ Malaysia về sân bay Tân Sơn Nhất lúc trưa ngày 17/3, trên chuyến bay số hiệu BI 381 sau đó được kiểm dịch tại cửa khẩu .Sau đó, bệnh nhân từ thành phố Hồ Chí Minh về Bình Đại tỉnh Bến Tre trên xe khách Công Tạo bắt đầu khởi hành lúc 15 giờ 30 phút ngày 17/3. Đi cùng nữ bệnh nhân này có người đàn ông ngụ xã Thạnh Phước huyện Bình Đại và về đến địa phương tối cùng ngày. Ca nghi nhiễm này đánh dấu mốc người đầu tiên nhiễm bệnh tại miền tây.
 
 


TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI MIỀN TÂY QUA CÁC ĐỢT


Từ thống kê của Bộ Y tế, tính đến nay Việt Nam chia làm 4 giai đoạn dịch COVID-19, trong đó tình hình dịch bệnh tại miền tây cũng có 4 đợt tính đến tháng 8/2021

Đợt 1 (từ ngày 23/1/2020-24/7/2020): 415 ca mắc COVID-19, trong đó có 106 ca mắc trong nước và 309 ca nhập cảnh.

Đợt 2 (từ ngày 25/7/2020-27/1/2021): 1.136 ca COVID-19, trong đó có 554 ca mắc trong nước và 582 ca nhập cảnh.

Đợt 3 (từ ngày 28/1/2021-26/4/2021): 1.301 ca COVID-19, trong đó có 901 ca mắc trong nước và 391 ca nhập cảnh.

Đợt 4 (từ ngày 27/4/2021-đến nay): 17.409 ca COVID-19, trong đó có 16.833 ca mắc trong nước và 576 ca nhập cảnh.




ỨNG PHÓ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI MIỀN TÂY CỦA CHÍNH PHỦ


Trước những biến chuyển khó lường của dịch bệnh, chính phủ đã cập nhật tình hình dịch bệnh tại miền tây để kịp thời ứng phó với tình hình mới. Bắt đầu từ 0 giờ ngày 19/7, cùng với các địa phương phía Miền Tây, Vĩnh Long áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời, đây là “cơ hội vàng” để khoanh vùng và khống chế dịch bệnh. Do đó, trong thời gian này tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp và người dân thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 16. Trong đó, tập trung bảo đảm nguồn vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, đồng thời quan tâm công tác an sinh, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý, kiên quyết không để “chặt ngoài, lỏng trong”, xác định rõ đầu mối và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân và từng cấp chính quyền; phát huy tối đa vai trò của các Tổ truy vết, Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng trong việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, đảm bảo quản lý chặt địa bàn ở cơ sở.
 
Tại một số tỉnh khác như Bến Tre, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, Trần Ngọc Tam yêu cầu, toàn thể hệ thống chính trị, nhân dân tỉnh Bến Tre tiếp tục tập trung cao nhất, ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch; bảo vệ sức khỏe, tính mạng và an toàn của người dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, đặt lên trước hết và trên hết. Chủ tịch Trần Ngọc Tam đề nghị, các ngành, các địa phương triển khai nhanh các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp với các biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn và quy định hiện hành. Phát động và thực hiện tốt phong trào thi đua theo kế hoạch thi đua “Đồng khởi mới” trong phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Quyết liệt bằng mọi giải pháp cần thiết, nỗ lực giữ vững “vùng trắng”, “vùng xanh” địa bàn chưa ghi nhận F0; tiếp tục phong tỏa khu vực có diễn biến phức tạp; test nhanh kịp thời phát hiện F0 để tách ra khỏi cộng đồng.
 
Một số tỉnh miền tây may mắn chưa có dịch, địa bàn không được chủ quan mà cần chủ động tầm soát trong cộng đồng. Mạnh dạn mở rộng cách ly F1 tại nhà, giảm tải các khu cách ly tập trung. Khuyến khích tiêu thụ hàng hóa của người dân nhưng đảm bảo an toàn. Tiếp tục kiểm soát các chốt ra vào tỉnh nghiêm túc; tổ chức có quản lý người về từ Thành phố Hồ Chí Minh theo lộ trình. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở, xử lý quyết liệt các hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch, nhất là doanh nghiệp trong phương án sản xuất “4 tại chỗ”. Các bệnh viện khu vực và bệnh viện huyện phải chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch có khu điều trị trong trường hợp quá tải.
 
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, trước diễn biến dịch bệnh trong cả nước và với chủng biến thể mới, trong thời gian tới các tỉnh miền tây vẫn có thể tiếp tục có các ca bệnh mới. Tuy nhiên, sự xuất hiện các ca bệnh mới vẫn có thể trong tầm kiểm soát của địa phương. Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, một trong những nội dung góp phần quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh hiện nay là vấn đề truy vết, khoanh vùng, phong tỏa, dập dịch. Ngoài ra, công tác xét nghiệm cũng góp phần tích cực trong vấn đề phát hiện sớm các ca bệnh hoặc các trường hợp nghi ngờ.
 
Về xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 (hay còn gọi là phương pháp xét nghiệm RT-PCR) là xét nghiệm theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới và nhà chuyên môn. Do vậy, các địa phương cần phải nâng cao năng lực phương pháp xét nghiệm này để phù hợp với tình hình dịch bệnh thực tế tại địa phương - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý nhấn mạnh.
 
Cụ thể, mỗi tỉnh phải nâng năng lực xét nghiệm lên được 3.000 mẫu đơn PCR trở lên trong ngày. Bên cạnh đó, cũng cần phải quan tâm tập huấn cho lực lấy mẫu, lực lượng xét nghiệm để lấy được mẫu nhanh nhất và trả kết quả xét nghiệm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi lấy mẫu. Tránh tình trạng khi lấy mẫu về thì việc đọc kết quả xét nghiệm, trả lời chậm hơn 24 giờ, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xét nghiệm, truy vết và khoanh vùng các trường hợp nghi ngờ - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu. Qua đó ta thấy công tác phòng chống dịch bênh của miền tây là hết sức quyết liệt và mạnh mẽ
 



DU LỊCH TRƯỚC TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TẠI MIỀN TÂY


Vào hè 2021 tình hình dịch bệnh tại miền tây phần nào ít chịu ảnh hưởng của cả nước nhưng công tác phòng dịch vẫn được kiểm soát khắt khe, chúng tôi thường xuyên cập nhật các diểm du lịch miền tây an toàn  đây là những điểm thường xuyên được bảo tồn, giữ gìn vệ sinh, đặc biệt vấn đề kháng khuẩn ưu tiên hàng đầu. 

Du khách hiện tại chắc rất nhớ mong, và muốn hết dịch thật nhanh để một lần đặt chân đến miền tây hay cực nam tổ quốc
Quý khách có thể tìm hiểu về TOUR MIỀN TÂY ở nhà thật kỉ, vì đây là cơ hội để có thể đọc và tiết kiệm chi phí để khi hết dịch hay quý khách cảm thấy an toàn ta sẽ đăng ký tour sau. Chúc Quý khách bình an trong mùa dịch và hẹn gặp lại quý khách trên những chuyến tour

Xem Thêm TOUR MIỀN TÂY
 
 
 
 
 
 
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger