NÚI CẤM ĐÀ LẠT CỦA MIỀN TÂY

Vùng Thất Sơn có ngọn núi cấm được mệnh danh là Đà Lạt của miền tây, đây là ngọn núi nằm trong tỉnh An Giang, điểm du lịch tâm linh được nhiều người biết đến, có khi hậu khá mát mẻ chính vì vậy Núi Cấm Đà Lạt của miền tây là tên gọi thân thương mà du khách đặt cho

TẠI SAO NÚI CẤM ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ ĐÀ LẠT CỦA MIỀN TÂY

Mọi người biết đấy, ở miền tây khí hậu quanh năm nóng nực, chỉ có những ngày vào tháng 11 âm lịch cuối năm mới có gió se se lạnh
Vậy mà ở vùng Thất Sơn có một nơi được mệnh danh là Đà Lạt của Miền Tây - Núi Cấm, ở đây có khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, phong cảnh lại hữu tình. Núi Cấm được xem là ngọn núi cao nhất vùng Thất Sơn với nhiệt độ trung bình khoảng 25’C, độ ẩm lên tới 80%, thích hợp cho nhiều loài cây sinh trưởng
Tuy nhiên, Núi Cấm không giống với Đà Lạt của miền trung mà mang một nét đặc trưng hoàn toàn khác về tâm linh của vùng An Giang. Núi Cấm có nhiều hang động, chùa chiềng và thờ tượng phật "Di Lặc" khổng lồ trên đỉnh núi.
Những ai từng đến tham quan khu du lịch Núi Cấm sẽ thấy rằng "Núi Cấm rất khác với Đà Lạt của Miền Trung". Mỗi vùng đất đều có một nét đặc trưng riêng, do đó mình không ủng hộ cách gọi tên một địa danh này thành một cái tên khác dựa vào sự tương đồng nào đó.
Chỉ mong rằng sau này cái tên núi Cấm sẽ được mọi người nhắc đến nhiều hơn, và tên gọi Núi Cấm Đà Lạt của miền tây sẽ là một thương hiệu du lịch không xa
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger