DINH SƠN TRUNG

“Đức Cố”, “Ông Cố”,”Đức Cố Quản”, là những tên gọi mà người dân vùng thất sơn dành cho tướng quân Đức Quản Cơ Trần Văn Thành ở vùng thất sơn An Giang người dân cho rằng ông có công trong việc bảo vệ tổ quốc bảo vệ dân làng và là một trong những người có ảnh hưởng trong nền văn hóa tâm linh Bửu Sơn Kỳ Hương hay Phật Giáo Hòa Hảo nên người dân không dám gọi tên của ông vì sự tôn kính đó. Sau này khi ông qua đời người dân đã lập đền thờ và thờ ông tại nơi ông khởi nguồn các cuộc khởi nghĩa đó chính là Dinh Sơn Trung. Xưa Dinh được cất bằng cây, lá đặt tên là dinh Hưng Trung, Đức Cố Quản về đây cất ra đại đồn Hưng Trung.
 

DINH SƠN TRUNG Ở ĐÂU

Dinh Sơn Trung, hay còn gọi là Dinh thờ Đức Cố Quản Trần Văn Thành tọa lạc tại ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành nằm cánh đồng Láng Linh

DINH SƠN TRUNG CÓ GÌ

Quản cơ Trần Văn Thành sinh khoảng năm 1818 trong một gia đình trung nông, ở ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh Đông, huyện Châu Phú (nay là xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang), một cù lao màu mỡ giữa sông Tiền. Bấy giờ cuộc sống của người dân biên thùy không yên bởi giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu. Ông gia nhập quân đội triều Nguyễn khi mới 20 tuổi, được phong suất đội. Trong một trận chiến đấu quyết liệt, đội quân do ông chỉ huy đã đánh bại giặc Xiêm. Ông được triều đình khen tặng và thăng chức Quản cơ, chỉ huy hơn 500 quân sĩ.
Sau đó ông đến thọ phái (gia nhập đạo) với Đức Phật thầy Tây An và trở thành một trong những đại đệ tử của ngài, được giao hướng dẫn một nhóm tín đồ đi khẩn hoang, lập trại ruộng ở vùng Láng Linh vừa giúp tín đồ sản xuất lương thực sinh sống vừa xây dựng các căn cứ hiểm yếu để chống giặc.
Với tinh thần quật cường
 “Thà thua xuống láng xuống bưng.
 Kéo ra đầu giặt lỗi chưng quân thần”,
 cuộc khởi nghĩa kéo dài từ năm 1871 đến năm 1873. Dưới sự lãnh đạo của Quản Cơ Trần Văn Thành, nghĩa binh đã chiến đấu can trường, không hề chùn chân dù gian nan, vất vả, không run sợ trước súng đạn hiện đại của giặc Pháp. Tuy nhiên, trong tình trạng cô thế, lại chịu sự càn quét liên tục và quyết liệt của quân giặc, cuộc khởi nghĩa đã thất bại.
Dinh Sơn Trung được xây dựng khang trang trên diện tích 4 hecta và được tôn tạo cũng như xây dựng thêm các công trình phục vụ tâm linh; được bao quanh bởi kênh rạch và đồng ruộng với cấu trúc  gồm 1 chánh điện là nơi thờ Đức cố Quản cơ Trần Văn Thành xây dựng bằng bê tông cốt thép bên trong có phù điêu chạm lọng hoành phi , câu đối được sơn son thép vàng, các cây gố quý với nhiều gian thờ hậu hiền, văn võ, các chiến sĩ có công trong lịch sử và có những bức tranh tường nói về cuộc đời và sự nghiệp của Ông, trước chánh điện là tượng Ông trong tue thế cầm gương trong rất oai vệ, người dân tại đây còn cho hay rằng bên trong chánh điện còn thờ cây gương ngày xưa ông sử dụng. và mộ số món đồ của ông, 2 bên là Tây lang và Đông lang, đây là nơi dành cho tín đồ thập phương ở lại nghỉ ngơi và ăn uống, mới được xây dựng là đền thờ Vua Hùng với 7 tầng với biểu tượng hoa sen, hình rồng uốn lượn Con Lạc Cháu Hồng tạo sự trang nghiêm bên trong các bao lam, khánh thờ Bài Vị được sơn son thép vàng: tầng 1 là nơi thờ Đức Quốc Tổ Hùng Vương, phía trên có Thờ Các vị anh Hùng như Đức Thánh Trần, Hoàng đế Quang Trung, Phật Hoàng Trần Nhân Tông…..
Đền thờ “Bà Cố” Nguyễn Thị Thạnh – vợ của Đức cố quản cơ Trần Văn Thành, vừa được xây dựng mới khang trang, nổi bật giữa những cánh đồng lúa xanh mướt. Đền thờ được người dân địa phương và các mạnh thường quân đóng góp xây dựng để tưởng nhớ công ơn Bà Cố đã vượt qua bao khó khăn, nguy hiểm cung cấp lương thực cho nghĩa binh. Bên cạnh đó, Ban quản lý Dinh Sơn Trung còn cho xây dựng khu di tích Lò rèn, là nơi ngày xưa Ông Cố cùng nghĩa binh để rèn giáo, mác khai hoang đánh giặc.
Hằng năm cứ đến ngày giỗ của Đức Cố Quản thì du khách thập phương đỗ về để dự lễ và được đãi thực phẩm ăn uống chay miễn phí trong ba ngày 19/20/21 tháng 2 hằng năm. Điểm thu hút khách trong lễ hội là “Lễ Lao Gương”của ban quý tế dinh thực hiện trong không gian ngày lễ. du khách đến tham quan trải nghiệm để biết thêm về “Đức Cố” cũng như là các mà bà con miền tây làm lễ giỗ truyền thống xưa như nào.
 
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger