Phát thèm với món ăn dân dã miền Tây khi Sài Gòn bước vào mùa mưa

Một Niêu nước mắm kho quẹt với đủ vị cay, ngọt, béo, mặn của tóp mỡ, ớt, tôm khô, tiêu, nước mắm,… hài hòa với nhau tạo nên một món ngon dân dã đậm đà của người miền Tây. Kho quẹt dùng để ăn cùng với rau luộc, cơm nóng được khá nhiều người dân Sài Thành ưa chuông nhất là vào những ngày mưa.


 
Những ngày gần đây, Sài Gòn mưa như trút nước, đất thì chật người thì đông, bụng thì đói cồn cào, còn gì tuyệt hơn khi được ngồi trong quán ăn bên đường ngắm nhìn dòng người qua lại, nhâm nhi chén cơm trắng nóng hổi cùng với rau luộc và mắm kho quẹt. Những buổi chiều tang ca cảm giác như muốn “Chạy” khỏi cái ồn ào, náo nhiệt với bao bộn bề của mãnh đất Sài Gòn này, cùng về quê tìm về những món ăn dân dã như: cơm đập, cơm niêu, canh chua cá kho tộ và cả rau luộc chấm mắm kho quẹt.

Món ngon dân dã này có từ xa xưa, trước đây kho quẹt thường được mệnh danh là món ăn của người nghèo, bởi vì thành phần dễ kiếm, rẻ mà lại dễ chế biến. Người ta kho nước mắm trong một cái nồi đất cho tới khi quánh lại, đặc sệt, ở một số nơi người ta còn ninh cho nước mắm bốc hơi hết, chỉ còn lại lớp muối trắng. Khi ăn, chỉ cần gấp rau quẹt với ít mắm rồi ăn cùng với cơm, tên gọi của nó cũng bắt nguồn từ đó.

Ban đầu thì món ăn này được xuất phát từ thói quen ăn uống “đại khái” của người dân miền tây sông nước, đặc biệt là những người nông dân. Vào những ngày mưa dai dẳng, vì không thể ra đồng, nên người dân dùng đại những thứ có trong nhà mình như tóp mỡ, tôm, tép khô, cùng với gia vị là nước mắm, muối, bột ngọt,… nấu thành một hỗn hợp sền sệt, rồi ra vườn hái vội một hai nắm rau luột lên ăn với cơm trắng. Vì kho quẹt rất mặng nên có thể nấu một lần mà ăn được nhiều ngày mà không sợ thiu.
 

Đến nay, thì kho quẹt đã trở thành món ăn phổ biến trong mọi tần lớp dù là giàu hay nghèo. Ở Sài Gòn, đa phần những quán ăn lớn và nổi tiếng đều có món rau luộc kho quẹt. Và tùy vào cách chế biến của nhà hàng mà kho quẹt sẽ có mùi vị riêng biệt, làm nên điểm đặc trưng cho nhà hàng. Ví như, thay vì dùng tóp mỡ, nhiều nhà hàng thường sử dụng thịt ba rọi cắt thành miếng vuông vuông, còn có cả tôm khô,…

Kho quẹt khá dễ làm nên ai cũng có thể học được, song muốn làm được món ăn ngon thì phải cần có nồi đất, loại niêu đen không tráng men. Nồi sau khi mua về phải đem đi ngâm nước muối, sau đó rửa sạch, cho nước lã vào luộc lên, như thế thì trong quá trình chế biến thức ăn sẽ không bị mùi hôi của đất, mà còn vừa tránh nức nồi hay thấm nước.

Việc chọn rau luộc ăn với kho quẹt cũng rất quan trọng, thông thường đĩa rau thập cẩm thường có: Đậu bắp, rau muống, cải ngọt, cải thảo, rau đắng, cải xanh, cà rốt, cải thìa, bầu sắc thành miếng, khổ qua,… Ngoài ra thì tùy mùa và tùy điều kiện mà có khi còn có thêm đọt nhãn lồng, đọt ớt non, đọt mướp.

Khi luộc rau củ chín vừa tới, dùng vợt vớt ra hoặc để trong rổ cho ráo nước, sau đó cho tất cả ra một cái rọ tre một bên rau một bên củ quẹt ít kho quẹt rồi ăn với cơm trắng đang nghi ngút khói thật là tuyệt vời. Những ngày trời mưa Sài Gòn mà được thưởng thức món này cùng gia đình và bạn bè thì quả thật không còn gì tuyệt vời hơn.
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger