Nhất định phải thử 3 món lẩu nổi tiếng này nếu có dịp du lịch miền Tây

Lẩu mắm rau đắng, lẩu cá linh bông điên điển và lẩu cháo cua đồng là những món lẩu hấp dẫn mà bạn nhất định phải thử khi du lịch miền Tây.
Sài Gòn đã bắt đầu có những cơn mưa, báo hiệu mùa mưa đã đến gần. Và với cái thời tiết này mà cùng với các chiến hữu quây quần bên nồi lẩu nóng nghi ngút khói thì cảm giác không gì bằng. Một nồi lẩu thông thường sẽ bao gồm một nồi nước dùng, rau sống và một đĩa thịt cá hoặc là hải sản,… Khi nước sôi chỉ cần cho đồ sống và rau vào là có thể thưởng thức.

Lẩu mắm rau đắng

 
Cam đoan một điều là chỉ cần húp một muỗng nước lẩu là bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị đậm đà của nó. Lẩu mắm được xem là một món ăn đăt sản của người dân miền Tây sông nước. Một nồi lẩu mắm đúng chất thì không thể thiếu mắm và cà tím. Với vị ngọt, nhưng dễ chịu, chút cay cay, thơm thơm của sả hòa quyện với mùi thơm của mắm.

Để tạo nên hương vị cho nồi lẩu này phải có ít nhất 3 loại mắm: Mắm trèn, mắm linh và mắm sặc. Trong nồi lẩu còn có thêm nhiều nguyên liệu khác như cá hú, tôm, mực, thịt ba rọi,… Món lẩu mắm này thường được ăn kèm với nhiều loại rau, trong đó ngon nhất và không thể thiếu được, cũng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho nồi lẩu đó là rau đắng. Ngoài rau đắng, thì còn có kèo nèo, bông súng, rau nhút, rau muống, đậu rồng,… Người dân miền Tây thường ăn bún với lẩu mắm, rau dùng kèm cũng chỉ cần nhúng qua nước dùng là có thể ăn ngay được.

Lẩu cá linh bông điên điển

Hàng năm vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 miền Tây bắt đầu bước vào mùa nước nổi, và đây cũng là giai đoạn xuất hiện nhiều cá linh tươi ngon nhất trong năm. Trùng hợp vở chổ, đây cũng là lú mà bông điên điển đua nhau nở rộ khắp mé sông. Có lẽ vì thế mà người dân miền Tây đã kết hợp những món quà của thiên nhiên này lại với nhau để tạo nên một món ăn đặc sản khiến bao khách thập phương phải nhớ mãi dù chỉ mới thử qua.

Cá linh tươi được ướp gia vị đậm đà sau khi đã được làm sạch, người miền Tây thường lấy nước dừa làm nước lẩu cho món này, dầm thêm chút me để lấy vị chua rồi nêm nếm chút gia vị cho vừa ăn. Thêm ít tỏi phi và rau ngò gai cho thêm phần đặc sắc. Vì cá Linh mau chín nên thường khi người dùng đã sẵn sàng thì mới cho vào nồi lẩu và cả bông điên điển. Món lẩu cá linh thường được ăn kèm với cơm hoặc là bún.

Lẩu cháo cua đồng

Để có được một nồi lẩu cháo cua đồng thơm ngon, thì yếu tố quan trọng nhất là cua. Cua đồng phải tươi, được làm sạch, bỏ yếm, gỡ mai sau đó giã cho nát thịt, nêm nếm gia vị rồi cho vào nước sôi. Thịt cua sau khi cho vào nồi sẽ tạo thành những mảng lớn, cắn một miếng vị thơm của cua sẽ làm ngay ngất vị giác của bạn.

Người dân địa phương cũng hay cho thêm nấm rơm, hẹ, hành tím để tăng thêm hương vị. Lưu ý món này phải nấu loãng để người dùng có thể nhún với rau. Rau ăn kèm với món lẩu này cũng khá đa dạng như mồng tơi, rau má, rau ngót,… Thêm vào đó bạn cũng có thể sắc sợi củ gừng để ăn kèm nhầm dậy lên vị của nồi lẩu. Lẩu cháo cua đồng có thể ăn với bún hoặc mì, nhưng ăn không vẫn ngon như thường.
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger