Du lịch Buôn Ma Thuột mùa nào thì thích hợp?

Với núi rừng hùng vĩ, nền văn hóa đa dạng, truyền thống đặc sắc và phong phú. Mảnh đất Tây Nguyên mỗi năm chào đón lượng khách du lịch khá đông tới đây tham quan kể cả khách trong nước và ngoài nước.
Tại Buôn Ma Thuột có rất nhiều lễ hội đặc sắc mang đậm nét truyền thống. Nếu như chọn đúng thời điểm thì bạn sẽ có cơ hội tham dự những lễ hội đặc biệt này. 

Đặt Tour du lịch Buôn Ma Thuột << tại đây
Tin liên quan hữu ích:
Top 5 khách sạn trên Buôn Ma Thuột

Kinh nghiệm khi đi du lịch theo tour Buôn Ma Thuột
1. Đua voi

 
Đây là nét văn hóa truyền thống nổi bật của người dân Tây Nguyên. Hội đua voi được tổ chức hai năm một lần vào tháng 3 dương lịch và được tổ chức ở Buôn Đôn.

Các đàn voi từ các buôn xa đều kéo nhau đến đây. Đến giờ đua thì các con voi được xếp cho ngay ngắn rồi xuất phát sau một hồi tù và. Cuộc đua được diễn ra theo nhiều hình thức như voi chạy tốc độ, voi kéo cây, voi ném gỗ….. Voi nào thắng cuộc sẽ được thưởng một vòng nguyệt quế và nhiều đồ ăn ngon. Những con voi còn lại được thưởng mía chuối để khích lệ.

2. Lễ hội đâm trâu của người Bana

 
Hội được tổ chức vào tháng 12 đến tháng 3 âm lịch hằng năm tại nhà rông. Lễ hội còn được gọi là Koh Kpo hay Groong Kpo Tonơi với mục đích đón năm mới, chúc mừng sức khỏe và cầu cho mùa màng được tươi tốt.

Người chủ trì là già làng đứng gần cột trâu sau lưng là các thanh niên nam nữ đánh cồng chiêng và nhảy múa. Họ thường chọn bãi đất trống, bằng phẳng nhưng không xa buôn làng để mời thần linh về. 

Lễ hội diễn ra trong vòng 3 ngày. Đến ngày thứ 3, một dàn chiêng đồng tấu lên cùng với trống Bnưng và các trai làng đóng khố cầm gậy múa giành riêng cho lễ hội đâm trâu. Sau khi nhảy múa họ bắt đầu đâm trâu cho đến khi con trâu tắt thở thì thầy cúng mang chiên nồi đồng đến hứng huyết trâu hòa với rượu. Trâu được xẻ thịt và chia đều cho từng bếp trong làng và một phần chừa lại để dành cho nhà rông. Sau đó họ thực hiện nghi thức cúng Giành và bắt đầu nhảy múa thưởng thức lễ hội.

3. Lễ cúng lúa sắp trổ bông của đồng bào Ê- đê 

 
Mục đích của buổi lễ là mong thần linh phù hội cho lúa trổ bông đều, đạt năng suất cao. Buổi lễ diễn ra trong 2 giờ đồng hồ. Vật cúng cho buổi lễ là gồm 4 chén rượu cần, 2 con gà trong đó phải có 1 con gà lông trắng và 2 con heo.

4. Lễ bỏ mả

 
Người Tây Nguyên thường không có tục thờ cúng ông bà nên khi người chết được 1 năm đến 3 năm thì gia đình làm lễ bỏ mả. Đây là lễ quan trọng của người Ê-đê, lễ này là dịp vui mừng để hồn người chết sớm trở thành giọt sương và đầu thai lại làm người. Thực chất là sự tuyên bố đoạt tuyệt quan hệ giữa người sống với người chết để có thể chuyển sang kiếp khác. Khi ấy, ngôi mộ sẽ trở nên vô chủ.

Thời gian diễn ra lễ thì tùy thuộc và gia đình có đủ kinh tế nghĩa là đủ trâu bò, rượu thịt thì bắt đầu làm lễ. Chủ lễ là một gia đình, một dòng họ hay thậm chí là cả buôn. Nhà giàu thì phải giết nhiều trâu bò, ché rượu. Người nghèo thì phải đủ rượu thịt để cung cấp và chia cho người dự lễ.

5. Lễ cưới cho voi của dân tộc M’nông
Đây là nghi lễ trong các nghi lễ thờ cúng thần voi của dân tộc M’nông. Lễ cưới này thể hiện cách cư xử cũng như tình cảm của con người đối với con voi không khác gì thành viên trong gia đình.

6. Lễ cúng cắt ngà voi

Lễ cúng vị thần cai quản loài voi Nguach Ngual theo người M’nông. Lễ cúng này khá rườm rà nhưng lại chu đáo.

7. Lễ cúng bến nước của người Ê-đê
Mục đích của lễ là tạ ơn thần nước đã đem lại may mắn trong năm cũ và họ cũng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu và có cuộc sống ấm no. Đây cũng là nghi lễ mang đậm nét sinh hoạt cũng như đời sống tâm linh của người dân tộc Ê-đê.

8. Lễ cúng sức khỏe cho voi
Lễ này mang ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện lòng yêu thương quý trọng đối với loài voi nói riêng và các vật nuôi nói chung. Đây là lễ cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Để biết thêm chi tiết về Tây Nguyên hay du lịch Buôn Ma Thuột mùa nào là hợp lý thì bạn có thể truy cập vào website: http://dulichcanhviet.com.vn/ 
Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ!
Chân thành cảm ơn bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.
Hotline 24/7: 0909 424 909
Nhắn tin qua Zalo
Nhắn tin qua Facebook Messenger